Mỗi năm hàng nghìn phụ nữ, trẻ
em biến mất không để lại bất kỳ dấu vết nào ở Mexico. Trong đó, có 53%
là các bé gái dưới 17 tuổi.
Theo Tin moi 24h
Phần
lớn các em bị đưa vào các động mại dâm. Đáng chú ý, những kẻ buôn người
thường nhắm đến trẻ em gái thông qua các mạng xã hội.
Nổi lên trên các trang báo địa phương
những ngày qua là vụ mất tích của hai bé gái Karen và Syama. Karen biến
mất hồi tháng 4/2013, khi mới 14 tuổi, và được tìm thấy sau đó 16 ngày.
Syama mất tích từ tháng 10/2014, khi cô
17 tuổi, đến nay vẫn bặt vô âm tín. Xâu chuỗi hai vụ mất tích riêng rẽ
này cho thấy, hai cô bé là nạn nhân của các nhóm buôn người và bị “câu”
từ mạng xã hội.
Với câu chuyện Karen và Syama, truyền thông Mexico muốn báo động về thủ đoạn mới rất nguy hiểm của những kẻ buôn người.
Elizabeth, mẹ của Karen, choáng váng khi
15 phút sau đó bà không thấy cô con gái trở về từ nhà vệ sinh công
cộng. Cha mẹ em lập tức hiểu rằng con gái đã gặp nguy hiểm và họ phải
chạy đua với thời gian để tìm con.
Cả hai cuống cuồng tìm kiếm trên các phố
lân cận, gọi điện cho người thân quen, nhưng không ai có tin tức gì về
Karen. Khi biến mất, Karen không có tiền, điện thoại di động, không có
cả quần áo dự phòng nên họ nghĩ con gái mình bị bắt cóc.
Karen chỉ là một trong hàng ngàn cô gái
mất tích trong những năm gần đây ở bang Mexico, một khu vực hành chính
bao quanh thủ đô Mexico City. Trong 2 năm 2011-2012, bang này có 1.238
phụ nữ và trẻ em gái được báo cáo mất tích.
Đây cũng là bang nguy hiểm nhất đối với
phụ nữ và các bé gái khi thống kê chính thức cho biết 2.228 người đã bị
sát hại trong một thập kỷ qua. Tổ chức di trú quốc tế của LHQ (IOM) ước
tính, mỗi năm có 20.000 người bị buôn bán ở Mexico, phần lớn bị buộc
hành nghề mại dâm.
Sau ba giờ tìm kiếm điên cuồng, bà
Elizabeth báo cho cảnh sát vụ mất tích của con gái. Theo quy định, cảnh
sát Mexico chỉ lập hồ sơ tìm kiếm sau 72 giờ, nên Elizabeth và chồng bà,
Alejandro, phải tự điều tra riêng và bắt đầu từ các tài khoản xã hội
của con.
Họ đăng nhập vào tài khoản facebook của
Karen và ngạc nhiên vì danh sách bè bạn của con có đến 4.000 người.
“Việc này giống như mò kim đáy bể”. Nhưng, họ chú ý đến một gã đàn ông
chụp hình chung với các cô gái ăn mặc hở hang và kết bạn với rất nhiều
bé gái cùng tuổi Karen.
Gã này có giọng nói như một ông trùm ma
túy, gã nói với cha Karen rằng, gã sẽ sớm gặp Karen. Trước khi Karen mất
tích, gã có cho cô một điện thoại thông minh mà gia đình không hề hay
biết.
Lo sợ con gái bị đưa ra nước ngoài, gia
đình Karen gây áp lực để cảnh sát phát hành ngay thông báo về vụ mất
tích chạy chữ trên bảng điện tử tại mỗi nhà ga xe buýt và các cửa hàng
xung quanh Mexico City.
Họ cũng đưa chuyện con gái lên kênh
truyền hình địa phương và đài phát thanh. Sự kiên trì của ông bà
Elizabeth đã được đền đáp. 16 ngày sau khi mất tích, Karen bị bọn buôn
người bỏ rơi ở một bến xe bus, cùng với một cô gái đã báo mất tích ở
bang khác, thay vì các cô bị đưa đến New York.
Lúc đầu, Karen tức giận vì cho rằng cha
mẹ hủy hoại “tương lai” đến với âm nhạc của mình, sau đó, được mẹ cho
gặp gỡ nhiều bé gái là nạn nhân của bọn buôn người, Karen mới nhận ra
mình vừa thoát hiểm trong gang tấc.
Từ khi Karen trở lại, ông bà Elizabeth
và Alejandro đã giúp được 21 gia đình tuyệt vọng đoàn tụ với con cái của
họ. Họ còn nhận được rất nhiều hồ sơ ảnh của các em bé mất tích, trong
đó có cả bé gái mới 5 tuổi.
Giờ đây, cha mẹ Karen bắt đầu hành trình tìm kiếm Syama Paz Lemus theo khẩn cầu của gia đình em.
Giống như Karen, Syama cũng mất tích sau
khi trở thành miếng mồi của bọn săn người trên mạng xã hội. Syama là
một thiếu nữ nhút nhát, thích trò chuyện trên mạng xã hội và chơi game
trực tuyến.
Cô bé rời khỏi nhà vào một buổi tối,
mang theo hai túi xách và bước vào chiếc xe màu trắng cùng một người đàn
ông lạ mặt, sau khi để lại một bức thư nói ba mẹ đừng tìm kiếm.
Bà Neida, mẹ cô, ngay lập tức vào tài
khoản Facebook của con gái, nhưng nó đã ngưng hoạt động. Bà phát hiện
trong máy tính của con một thư mục bí mật chứa những lời đe dọa được con
gái chụp lại từ màn hình.
Bà Neida cho biết, những lời đe dọa “rất
trực tiếp và đáng sợ”, nói rằng nếu Syama không đi cùng người được cử
đến đón cô, cô không thể sống sót vì họ sẽ công bố cuộc sống của cô trên
mạng xã hội, cô và gia đình phải hối hận…
Gia đình Syama không đầu hàng, nhưng suốt 10 tháng tìm kiếm, họ vẫn không có thêm manh mối đáng giá nào.
Đến tháng 7 năm nay, thống đốc bang cuối
cùng mới thừa nhận bạo lực giới tính là vấn đề nghiêm trọng và ban hành
“báo động về giới” tại 11 trong số 125 cộng đồng địa phương.
Câu chuyện của Karen và động thái mới
của chính quyền đã mang lại hy vọng cho cha mẹ của Syama, họ chờ đợi một
ngày con gái từ địa ngục trở về.
Nguồn: Tin Tuc
0 Nhận xét